Thợ sơn đồ gỗ chuyên nghiệp tại Hà Nội. Chuyên nhận đánh vecni, phun sơn pu đồ gỗ tại nhà giá rẻ. Liên hệ: 0947 638 932
Thợ đánh vecni đồ gỗ tại nhà Hà Nội
Khác với những loại sơn thông thường, Sơn vecni đồ gỗ là hỗn hợp giữa “cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ trong khoảng 24 tiếng sẽ hòa tan thành dung dịch màu nâu nhạt, khi nhìn nghiêng sẽ có vân óng ánh. Đánh vecni đồ gỗ là việc phức tạp, phải thực hiện bằng tay và yêu cầu người thợ phải có kỹ thuật.
Quy trình đánh vecni đồ gỗ
Đánh vecni đồ gỗ như thế nào cho đẹp và hiệu quả? Mời quý khách tham khảo quy trình thi công đánh vecni của chúng tôi dưới đây.
Chọn thời điểm thích hợp
Môi trường và thời tiết là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thi công cũng như chất lượng màu sắc Vecni.
- Nên tránh thời tiết mưa ẩm, như vậy lớp Vecni lâu thấm vào gỗ và có thể giữ mùi lâu.
- Tuy nhiên, cũng không nên đánh Vecni vào lúc trời quá nắng nóng hay hanh khô. Ở nhiệt độ cao, Vecni thấm quá nhanh nên có thể sau khi hoàn thành dễ bị bong thành mảng.
- Khi trời hanh khô lớp bụi bẩn sẽ làm cho Vecni trên bề mặt không được mịn đẹp. Vấn đề này được nhiều người thắc mắc khi bảo quản đồ gỗ nội thất.
Chà nhám, làm sạch bề mặt đỗ gỗ
- Trước khi đánh vecni đồ gỗ hãy dùng giấy nhám chà sạch màu gỗ cũ để đảm bảo lớp màu mới trở nên sự nhiên hơn, điều này tối quan trọng nếu như bạn chọn một màu sắc hoàn toàn khác biệt so với màu cũ.
- Hãy làm cho bề mặt gỗ được sạch thì khi đánh Vecni mới đều tay, mặt gỗ mới trơn bóng và đẹp. Chỉ cần quên lau sạch mặt gỗ bạn sẽ thấy ngay lớp gồ gồ nhỏ khi sơn lớp đầu tiên.
Tiến hành đánh vecni đồ gỗ
- Pha Vecni đặc với nước sạch theo tỷ lệ 1:1. Bạn cũng có thể mua Vecni pha sẵn để đảm bảo độ chuẩn của màu sắc và độ đậm đặc của lớp phủ khi đánh.
- Đánh vecni lên bề mặt gỗ từ hai đến ba lớp, mỗi lớp cách nhau từ bốn đến năm tiếng để gỗ có thời gian ngấm sâu.
- Khi đánh Vecni nên chú ý đánh theo các đường vân gỗ để lên màu đều đặn và vẫn nhìn rõ các hoa văn.
Xem thêm: Báo giá sơn gỗ
Thợ phun sơn PU đồ gỗ
Sơn PU đồ gỗ là dòng sơn phủ có độ bóng và độ trong suốt. Sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất. Người thợ sơn pu dùng máy nén khí để phun sơn lên đồ gỗ.
Thành phần chính của sơn PU
- Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. Bạn cứ tưởng tượng như sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.
- Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu, nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều
- Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU đồ gỗ.
Quy trình phun sơn PU đồ gỗ
Trước tiên chúng ta cần chuẩn bị dụng cụ cần thiết và pha chế sơn. Cách pha chế sơn như sau:
- Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
- Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp) – Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt
Sau khi chà nhám đạt yêu cầu bằng giấy nhám P240, tùy theo mẫu màu sơn yêu cầu có để nguyên thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định bả bột hay không bả bột.
Tuy nhiên phần lớn đối với hệ sơn PU đều sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt. Khi thực hiện bã bột, cũng cần chú ý trên mẫu sơn có yêu cầu thể hiện các đường vân gỗ hay không? Nếu có thì bột bã phải là bột màu ( thông thường bột đen hoặc nâu).
Việc thực hiện bước bã bột này là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhở trên bề mặt. Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn.
Bước 2: Sơn lót lần 1
Đây là lớp sơn không màu, thông thường được pha theo tỷ lệ 2 :1 : 3 (2 lót với 1 cứng, 3 xăng) đã nêu ở trên. Tỷ lệ này cũng có thể gia , giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác nhằm điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn.
Trong điều kiện thời tiết nóng, việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nỗi tim hoặc tệ hơn là nỗi bọt khí, sẽ mất nhiều công sức để sữa chữa. Ở bước này đã lấp gần đầy các tim gỗ.
Nếu làm tốt, với các loại tim gỗ nhỏ và đã thực hiện tốt bước bã bột trước đây, thì có thể chỉ cần một bước sơn lót để giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công cho cả khâu sơn PU của bạn. Sơn đều tay bằng súng phun chất lượng tốt.
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Chúng ta tiếp tục xả nhám P320, các thợ sơn cho rằng việc sơn lót lần 2 là không cần thiết. Tuy nhiên, đơn vị chúng tôi yêu cầu nhân viên sơn lót lần 2 nhằm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn màu đẹp hơn, bề mặt căng mịn hơn.
Một số cơ sở nhằm tiết kiệm sơn và công sức nên họ bỏ qua bước này dẫn đến tuổi thọ sơn của sản phẩm thường chỉ vài năm thậm chí thấp hơn. Để có 1 quá trình sơn PU đồ gỗ đẹp bạn nên thực hiện tuần tự các bước này, về chất liệu bạn vẫn sử dụng theo đúng tỷ lệ đã pha ở bước 2. Thời gian chờ khô là 25-30 phút.
Bước 4: Phun màu
Sơn màu thực hiện làm 2 lần. Việc pha màu do thợ sơn có kinh nghiệm quyết định, tuy nhiên bạn thực hành 1 đến 2 lần là có thể học được rồi. Lần đầu bạn chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu sau đó bạn đợi 1 lúc và tiến hành sơn màu lần 2 lên bề mặt gỗ, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu . Lần sơn này người thợ sơn sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu. Ở bước này cần bố trí thợ sơn có kinh nghiệm để thực hiện. Việc sơn màu là bước quan trọng quyết định toàn bộ khâu sơn PU đồ gỗ do đó bạn cần có phòng kín tránh bụi, luồng gió lưu thông đủ.
Bước 5: Phun bóng bề mặt
Sau khi đợi lớp sơn màu khô ta tiến hành sơn bóng bề mặt. Nhiều thợ sơn kỹ thì họ sơn thêm 1 lần lót nữa để bảo vệ bề mặt sơn, nhưng theo cách pha của chúng tôi trong lúc pha sơn màu chúng ta đã cho lót vào rồi nên không cần. Và ta chuyển ngay qua công đoạn sơn bóng. Có nhiều chất liệu bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100%. Tỷ lệ pha như đã nêu ở trên, lớp sơn này có tác dụng làm căng và bóng bề mặt thành phẩm giúp tăng giá trị sản phẩm đồ gỗ. Việc phun bóng tiến hành ở nơi không có bụi bẩn. Cơ bản đã hoàn tất công đoạn sơn PU đồ gỗ.
Bước 6: Bảo quản và đóng gói
Việc bảo quản và đóng gói khá quan trọng, bạn sơn xong cần có 1 khu vực để sản phẩm chờ khô nhằm tránh bụi bặm và bụi sơn bám vào ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của thành phẩm sau này. Thời gian chờ khô hoàn toàn thường là 12 đến 16 tiếng cho cả quá trình sơn PU. Khi màng sơn có xu hướng ổn định nhưng chưa khô hoàn toàn , tổng lượng bay hơi của dung môi chiếm khoảng 75- 90%. nếu làm giảm tốc độ bay hơi ở giai đoạn này, làm tăng khả năng chống biến trắng, và tăng độ bóng bề mặt. Khi màng sơn đã khô hoàn toàn, sự bay hơi cuối cùng chiếm khoảng 10%.
Xem thêm: Dịch vụ sơn đồ gỗ tại nhà Hà Nội
Đồ gỗ nên đánh Vecni hay sơn PU?
Nhiều khách hàng băn khoăn không biết nên chọn sơn PU hay đánh Vecni cho sản phẩm đồ gỗ nhà mình. Trên thực tế mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, việc lựa chọn sơn PU hay Vecni chủ yếu vẫn ở nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi người.
Dưới đây là ưu điểm và nhược điểm của từng loại để quý khách tham khảo.
Đánh giá sơn Vecni
Kỹ thuật sơn vecni đã ra đời từ rất lâu, sơn Vecni rất phổ biến trong việc phủ bề mặt trang trí đồ gỗ nội thất khi chưa có công nghệ sơn PU, PE.
Ưu điểm của sơn vecni
- Phù hợp với bộ có giá trị đắt tiền hay những món đồ cổ
- Màu sơn tôn lên vẻ tự nhiên
- Thân thiên với môi trường, con người, không quá độc hại
- Lấy bề mặt gỗ làm nền để làm tôn nên vẻ đẹp của vân gỗ
- Vecni khá bền dễ dàng làm mới lại
Nhược điểm của sơn vecni
- Màu sắc ít (thường chỉ có màu cánh gián và nâu gụ)
- Chỉ phủ lớp mỏng lên bề mặt gỗ, để ngấm sâu vào thớ gỗ
- Nhanh bay màu
- Kỹ thuật đánh vecni rất khó & phải trải qua nhiều công đoạn (chủ yếu là thủ công), mất nhiều thời gian
Đánh giá sơn PU
PU là từ viết tắt tiếng Anh “Polyurethane” là một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống, có 2 dạng (dạng cứng và dạng foam). Ở dạng foam, PU được dùng như một chất liệu sơn để đánh bóng & bảo vệ đồ gỗ.
Ưu điểm của sơn PU
- Sơn PU phủ bề mặt khá dày
- Có màu sắc đa dạng hơn so với vecni
- Thời gian phủ PU ít tốn thời gian, khô nhanh
- Phổ biến cho quy mô công nghiệp
- Có tác dụng chống xước, chống bay màu tốt
- Tạo vân gỗ đẹp & hiện đại
Nhược điểm của sơn PU
- Sơn PU có chi đắt hơn Vecni
- Sơn PU có nhiều bụi sơn & mùi dung môi độc hại ra môi trường hơn vecni
Lời khuyên của thợ
- Nếu món đồ gỗ của bạn ít đụng đến, hoặc không có gì đặt lên bề mặt, ví dụ như: lan can cầu thang, khung ảnh,… thì bạn nên chọn đánh vecni. Bởi vì, nó sẽ đẹp hơn, dễ làm sạch & mùi cũng không gây ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn.
- Còn với những món đồ gỗ như: bàn ghế tiếp khách, bàn thờ, hay tủ bếp gỗ hiện đại … thì bạn nên lựa chọn sơn PU bởi độ nhanh, bền, đẹp của nó sẽ hơn hẳn vecni.
Xem thêm bài viết: Bảng báo giá sơn đồ gỗ